Cây ngũ bội tử điều trị bệnh có hiệu quả không?

Ngũ bội tử là những túi đặc biệt do nhộng của con sâu Ngũ bội tử ( Melaphis chinensis ( Bell) Baker), ký sinh trên những cuống lá và cành của cây Muối hay Diêm phụ mộc có nhiều loại có tên thực vật khác nhau như Rhus chinensis Mill R.Potaninii Maxim, R.punjabensis Stew var Sinica ( Diels) Rehd et Wils, thuộc họ Đào lộn hột ( Anacardiaceae).

Xem thêm: https://tamminhduong.com/tin-y-hoc/ngu-boi-tu.html

Ngũ bội tử dùng làm thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản thảo thập di. Ở nước ta, Ngũ bội tử chỉ mới phát hiện có ít tại các tỉnh Cao bằng, Lạng sơn, Hà giang, Tuyên quang, Hoàng liên sơn, Lào cai và một số vùng Tây bắc, vùng biên giới Trung việt. Ngũ bội tử cũng có tại Nhật bản, Trung quốc ( Quảng đông, Quảng tây, Vân nam, Phúc kiến.)

Ngũ bội tử có tên gọi là Bầu bí, Mặc piết, Bơ pật ( Thái), Văn cáp, Bách trùng thương ( Trung quốc).

Tính vị qui kinh:

Vị chua sáp tính hàn, qui kinh Phế, Đại trường, Thận.

Theo các sách cổ:

  • Sách Khai báo bản thảo: vị đắng chua, bình, không độc.
  • Sách Bản thảo cương mục: chua mặn bình, không độc.
  • Sách Bản thảo bị yếu: mặn chua sáp hàn.
  • Sách Lôi công bào chế dược tính giải: nhập Đại trường kinh.
  • Sách Bản thảo kinh sơ: nhập thủ thái âm, túc dương minh kinh.
  • Sách Bản thảo tái tân: nhập 3 kinh Can, Phế, Thận.

Thành phàn chủ yếu:

Thành phần chủ yếu là Tanin ( tannic acid) còn gọi là galotanic acid, chiếm tỷ lệ 50 - 80%, resin 2 - 4%, chất béo, tinh bột.

Tác dụng dược lý:

A.Theo Y học cổ truyền:

Ngũ bội tử có tác dụng: liễm phế gíang hỏa, sáp tràng, cố tinh, liễm hãn chỉ huyết. Chủ trị các chứng: Phế hư cửu khái, cửu tả cửu lî, thóat giang (lòi dom, prolapsus rectal), di tinh, hoạt tinh, tự hãn, đạo hãn, băng lậu hạ huyết.

Trích đọan Y văn cổ:

  • Sách Bản thảo thập di: " tràng hư tả lî, dùng bột sắc thuốc thang uống nóng".
  • Sách Bản thảo cương mục: " liễm phế giáng hỏa, hóa đàm ẩm, chỉ khái thấu, tiêu khát, đạo hãn, nôn mữa, mất máu, lî lâu ngày, bệnh vàng da, đau bụng trên, trẻ em khóc đêm, làm đen tóc râu. Trị mắt đỏ lóet lở, tiêu sưng độc, trị hầu tý ( đau sưng họng), làm thu miệng các nhọt lở lóet, trị lòi dom, sa ruột".

B.Kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

  1. Thuốc có nhiều chất tanin gây kết tủa albumin nên có tác dụng thu liễm làm lành các vết lóet ngoài da, niêm mạc. Chất tanin có thể kết hợp với một số kim loại, ancaloid, glucozit hình thành các hợp chất không hòa tan cho nên có tác dụng giải độc tố đối với các loại thuốc có thành phần như trên.
  2. Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc Ngũ bội tử có tác dụng ức chế hoặc giết chết in vitro nhiều loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn, kiết lî, bạch hầu, trực khuẩn mủ xanh, virus cúm, chủng virus PR8.

3. Độc tính của thuốc: cho súc vật thí nghiệm uống nước sắc 100% Ngũ bội tử với liều 20g/kg không thấy có tác dụng gì biểu hiện. Nhưng với cùng liều cho chích dưới da, sinh ra hoại tử tại chỗ, tinh thần kích động, khó thở và tử vong trong 24 giờ.

Ứng dụng lâm sàng:

1.Trị xuất huyết đường tiêu hóa trên: Trần Vệ Tinh và cộng sự dùng: Ngũ bội tử 6g sắc còn 100ml, chia 3 lần uống trong ngày, nhịn ăn đối với bệnh nhân nôn máu, trường hợp không nôn ăn chế độ lỏng, huyết sắc tố dưới 7g, cho truyền máu. Mỗi ngày theo dõi phân và làm thử nghiệm máu của phân. Tác giả trị xuất huyết đường tiêu hóa trên 33 ca, kết quả sau 1 tuần, thử nghiệm máu trong phân chuyển âm tính 29 ca, tỷ lệ 91%, do táo bón 9 ngày chuyển âm tính 2 ca, 11 ngày chuyển âm tính 1 ca, 1 ca do ung thư bao tử nên không kết quả ( Học báo học viện Trung y Triết giang 1987,6:20).

2.Trị di tinh: Dương Hiểu dùng bột mịn Ngũ bội tử trộn với nước muối sinh lý thành hồ lỏng phết vào miếng cao dán 3 x 4cm dán vào huyệt Tứ mãn ( huyệt ở vị trí dưới rốn 2 thốn ngang ra mỗi bên 0,5 thốn), 3 ngày thay 1 lần, 3 lần là 1 liệu trình. Trị 35 ca kết quả tốt 9 ca, có kết quả 19 ca, không kết quả 7 ca ( Báo Trung Y dợc Tân cương 1986,4 bìa 4)

3.Trị sẹo do bỏng: Phòng văn Bưu và cộng sự dùng Ngũ bội tử 8 - 100g tán bột mịn, giấm đen 250ml, Ngô công 1 con tán bột, Mật ong 18g, trộn đều thành cao, phết vào vải đen dán vùng sẹo, 3 - 5 ngày thay 1 lần cho đến khi sẹo mềm và băng lại, hết triệu chứng, chức năng hồi phục. Trị 10 ca đều có kết quả ( Báo Tân trung y 1986,12:8).

4.Trị tưa miệng ( muguet): Tiết duy Chấn dùng bột Ngũ bội tử 20g, Băng phiến 3g, tán bột mịn trộn đều thổi vào vùng bệnh, ngày 2 lần. Trị 20 ca, trong 2 ngày khỏi ( Báo Trung y Hà bắc 1987,6:48).

5.Trị trĩ: Đặng Quế Trân dùng Ngũ bội tử 500g, tán vụn (sạch), ngâm vào 52,5% cồn 1000ml, bỏ vào lọ bịt kín giữ trong 1 - 2 tháng, lọc nấu sôi vô trùng. Sau khi vô trùng hậu môn vùng trĩ, trực tiếp chích vào búi trĩ, bên trong uống thanh nhiệt chỉ huyết thông tiện, giữ không cho táo bón, sau khi đi tiêu ngâm rửa hậu môn với thuốc tím, thay thuốc dán cao Hoàng liên cho đến khi trĩ rụng, miệng lành. Trị 80 ca đều khỏi ( Tạp chí Trung y Hà bắc 1984,2:25).

6.Trị mồ hôi đêm: dùng bột Ngũ bội tử làm thành hồ đắp lên rốn bệnh nhân trước lúc ngủ, đã trị cho 61 ca mồ hôi đêm đều bớt ở mức độ khác nhau ( bệnh nhân lao hoặc lao biến chứng bụi phổi).

7.Trị đau bụng tiêu lỏng: Ngũ bội tử tán bột làm viên bằng hạt đậu xanh, ngày uống 15 - 20 viên với nước Bạc hà.

8.Trị đái dầm: Ngũ bội tử giã nhỏ thêm nước thành hồ đắp vào rốn.

Bài thuốc ovac 20 điều trị bệnh gì? Có hiệu quả ra sao?

Thuốc Ovac 20 là loại thuốc khá thông dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản. Vậy công dụng cụ thể của loại thuốc này ra sao? Bài viết này sẽ chia sẻ thông tin về ovac 20 là thuốc gì và cách thức dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

Thuốc Ovac 20 là loại thuốc khá thông dụng trong điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày và thực quản. Vậy công dụng cụ thể của loại thuốc này ra sao?.Bài viết này sẽ sản xuất thông tin về thuốc Ovac 20mg và cách thức dùng thuốc để đạt hiệu quả cao nhất.

Ovac 20 là thuốc gì?

Ovac 20 là thuốc được sử dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản (ví dụ như trào ngược dạ dày hoặc loét). Ovac thuộc nhóm thuốc được gọi là thuốc ức chế bơm proton (PPIs).

Viên nang tan trong ruột

Thành phần:

Omeprazol pellet           ……………………….  230 mg

tương đương omeprazol     ……………………   20 mg

Tá dược vừa đủ  …………………………..…     1 viên

(Tá dược gồm: nang rỗng số 2)

Dạng bào chế: Viên nang tan trong ruột.

Quy cách đóng gói: Chai 20, 100, 200 viên. Hộp 3 vỉ, 10 vỉ x 10 viên

Thuốc hoạt động bằng cách giảm lượng axit dạ dày tạo ra. Nó làm giảm các triệu chứng như ợ nóng, khó nuốt và ho dai dẳng. Ovac giúp chữa lành tổn thương axit ở dạ dày và thực quản, giúp ngăn ngừa loét và có thể giúp ngăn ngừa ung thư thực quản.

Thuốc Ovac 20mg là loại thuốc thông dụng để điều trị một số vấn đề về dạ dày và thực quản

Thuốc Ovac không kê đơn được sử dụng để điều trị chứng ợ nóng thường xuyên (xảy ra 2 ngày trở lên trong một tuần). Thuốc không làm giảm chứng ợ nóng ngay lập tức. Bạn có thể mất 1 đến 4 ngày để thấy hiệu quả của thuốc.

Tác dụng của Ovac 20 mg như thế nào?

Thuốc Ovac 20 mg được sử dụng để điều trị các trường hợp sau:

Ở người lớn:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (hay GERD). Đây là bệnh mà axit từ dạ dày tràn vào ống dẫn (ống nối cổ họng với dạ dày) gây đau, viêm và ợ nóng.
  • Loét ở phần trên của ruột (loét tá tràng) hoặc dạ dày (loét dạ dày).
  • Loét do nhiễm vi khuẩn gọi là Helicobacter pylori. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và giúp vết loét mau lành.
  • Loét gây ra bởi các loại thuốc NSAID (Thuốc chống viêm không steroid). Ovac 20 mg cũng có thể được sử dụng để ngăn chặn vết loét hình thành nếu bạn đang dùng NSAID.
  • Quá nhiều axit trong dạ dày gây ra bởi sự tăng trưởng của tuyến tụy (hội chứng Zollinger-Ellison). 

Trẻ em trên 1 tuổi và ≥ 10 kg

  • Trào ngược dạ dày thực quản (hay GERD). Ở trẻ em, các triệu chứng của tình trạng này có thể bao gồm nôn mửa và tăng cân kém.

Trẻ em trên 4 tuổi

  • Loét do nhiễm vi khuẩn (Helicobacter pylori). Nếu trẻ gặp tình trạng này, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng và giúp vết loét lành lại.

Cách sử dụng thuốc Ovac 20 mg

Chống chỉ định: Quá mẫn với omeprazol hoặc các thành phần khác của thuốc.

Thận trọng khi dùng thuốc:

Trước khi cho người bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính (thuốc có thể che lấp các triệu chứng, do đó làm muộn chẩn đoán).

Ovac được sử dụng bằng cách uống trực tiếp theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là một lần mỗi ngày, trước bữa ăn. Nếu bạn đang tự điều trị, đọc kĩ các hướng dẫn sử dụng. 

Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng y tế của bạn và đáp ứng với điều trị. Ở trẻ em, liều lượng cũng dựa trên trọng lượng. Bạn không nên tăng liều hoặc dùng thuốc này thường xuyên hơn so với chỉ dẫn. 

Nếu cần thiết, thuốc kháng axit có thể được dùng cùng với Ovac 20 mg. Nếu bạn cũng đang dùng sucralfate, hãy dùng Ovac ít nhất 30 phút trước khi sử dụng sucralfate.

Bạn nên sử dụng Ovac 20 mg dụng thuốc này để có được lợi ích cao nhất của thuốc. Để giúp sử dụng thuốc, hãy dùng nó cùng một lúc mỗi ngày. Bạn cần tiếp tục dùng thuốc này trong thời gian điều trị theo quy định ngay cả khi các triệu chứng không còn. Nếu đang tự điều trị Ovac 20 mg không kê đơn, bạn không nên dùng thuốc trong hơn 14 ngày trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bạn không được ngừng thuốc đột ngột.

Bạn nên gặp bác sĩ nếu tình trạng vẫn còn hoặc xấu đi. Nếu đang tự điều trị, hãy gặp bác sĩ nếu chứng ợ nóng của bạn vẫn còn sau 14 ngày hoặc nếu cần sử dụng thuốc này nhiều hơn một lần mỗi 4 tháng. 

Nếu đang sử dụng Ovac không kê đơn, hãy đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo loại thuốc này phù hợp với mình. Bạn cần kiểm tra các thành phần trên nhãn ngay cả khi bạn đã từng sử dụng Ovac trước đó. Bởi lẽ, thuốc có thể đã được thay đổi các thành phần. Ngoài ra, các loại thuốc có tên thương hiệu tương tự có thể chứa các thành phần khác nhau và điều trị cho các mục đích khác nhau. Sử dụng sai thuốc có thể gây hại cho bạn.

Bài thuốc đông trùng hạ thảo tăng cường tim mạch

Đông trùng hạ thảo có công dụng bổ thận, tăng sinh lực, chống lão hóa..., giá một kg lên đến 50.000-90.000 USD, tức trên một tỷ đồng.

Xem thêm: https://tamminhduong.com/tin-y-hoc/dong-trung-ha-thao.html

Đông trùng hạ thảo là một giống nấm mọc ký sinh trên con non của loại sâu thuộc họ Cánh bướm. Vào mùa đông, con sâu non nằm ở dưới đất, nấm phát triển vào toàn thân con sâu để hút chất dinh dưỡng làm cho sâu chết. Đến mùa hạ, nấm sinh cơ chất mọc chồi khỏi mặt đất nhưng gốc vẫn dính liền vào đầu sâu. Người ta thường đào lấy tất cả xác sâu và nấm mà dùng làm thuốc. Vì mùa đông là con sâu, mùa hạ lại thành cây cỏ nên gọi là Đông trùng hạ thảo.

Từ lâu, đông trùng hạ thảo được sử dụng như thảo dược trong y học cổ truyền Trung Hoa và y học cổ truyền Tây Tạng. Đông trùng hạ thảo chỉ có vào mùa hè ở một số cao nguyên cao hơn mặt biển từ 3.500 đến 5.000 m, như Tây Tạng, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Cam Túc, Vân Nam... của Trung Quốc.

Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc quý hiếm được Đông y so sánh bổ ngang với nhân sâm - loại thần dược nổi tiếng ở Trung Quốc từ xa xưa và rộng khắp thế giới hiện nay. Vì giá thành cực đắt, chỉ hoàng gia hoặc giới quý tộc mới có tiền mua chúng.

 

 

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, trong Đông y Trung Quốc, đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ấm, đi vào hai kinh phế và thận, có công năng dưỡng phế, bổ thận, ích tinh. Trong y học hiện đại, loại dược liệu này chứa lượng protid cao (thành phần chính của nhân và các nguyên sinh chất của tế bào). Ngoài ra, chúng có nhiều loại vitamin nhóm A,B,C... rất tốt cho sức khỏe.

Công dụng bổ phổi ích thận của đông trùng hạ thảo được ghi nhận trong sách cổ "Bản thảo trùng tân". Nó còn giúp tăng cường chức năng của hệ hô hấp, giảm dị ứng khí quản, viêm nhánh khí quản, hen suyễn, đặc biệt hiệu quả đối với chứng ho lâu ngày không khỏi.

Theo các tài liệu y khoa, đông trùng hạ thảo làm tăng sản xuất phân tử adenosine triphosphate (ATP) của cơ thể, rất cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ bắp, ở cả người già và người trẻ tuổi. Người cao tuổi sử dụng đông trùng hạ thảo sẽ giảm mệt mỏi, tăng cường sức mạnh và ham muốn tình dục. Hàm lượng chất chống oxy hóa của thảo dược này làm chống lão hóa, cải thiện trí nhớ.

Các nhà khoa học tin rằng, loại nấm này còn có khả năng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế nào ung thư ở người, bao gồm: ung thư phổi, ung thư ruột kết, ung thư da, ung thư gan. Chúng có thể hạn chế tác dụng phụ trong quá trình điều trị chống khối u.

Một số tác dụng khác của đông trùng hạ thảo tốt cho bệnh nhân bị tiểu đường, có lợi cho sức khỏe tim mạch, chống viêm.

Có nhiều cách chữa yếu sinh lý bằng đông trùng hạ thảo như ngâm rượu, làm trà. Ngâm rượu bằng cách cho đông trùng hạ thảo và nhân sâm vào trong bình thủy tinh, đổ ngập rượu vào ngâm. Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngâm trong khoảng 30 ngày là có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày uống một chén nhỏ trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ 30 phút. Có thể làm rượu đông trùng hạ thảo nhung hươu, đông trùng hạ thảo kỷ tử.Theo lương y Sáng, công dụng tăng cường sinh lý của đông trùng hạ thảo cũng đã được y học cổ truyền chứng minh từ lâu. Trên lâm sàng, các nhà y học cổ truyền trong và ngoài nước, đã nghiên cứu dùng đông trùng hạ thảo điều trị thành công khá nhiều bệnh nhân bị liệt dương, suy giảm ham muốn tình dục, di tinh, mộng tinh, xuất tinh sớm. Loại thảo mộc này giúp tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, cải thiện chức năng thận hư - một trong những nguyên nhân chính gây giảm ham muốn tình dục, yếu sinh lý.

Để làm trà, cho đông trùng hạ thảo (2 con), nhân sâm (4 g) vào nước sôi 15 phút. Uống nhiều lần trong ngày thay cho trà. Sau khi uống cạn nước trà đầu có thể hãm thêm 3 lần nữa, rồi lấy bã ăn. Các món ăn từ đông trùng hạ thảo như: gà hầm đông trùng hạ thảo, thịt dê hầm đông trùng hạ thảo, thịt lợn hấp đông trùng hạ thảo,... cũng rất bổ ích.

Ở nhiều nơi tại Tây Tạng, ngành công nghiệp khai thác đông trùng hạ thảo tạo ra thu nhập cao cho người dân địa phương. Việc khai thác quá mức khiến số lượng của chúng trong tự nhiên ngày càng giảm xuống. Do đó giá thành của đông trùng hạ thảo khá cao, trung bình 50.000-90.000 USD một kg. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều nước đã nghiên cứu và nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo, như Mỹ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Thái Lan... Người dùng nên tìm hiểu kỹ nguồn gốc và quy trình sản xuất trước khi quyết định mua.

Thông tin bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là một bác sĩ giỏi chuyên khám chữa trị các bệnh lý liên quan tới xương khớp, điển hình là bệnh thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ đã dành ra rất nhiều tâm huyết để hoàn thành những bài thuốc có công dụng chữa trị bệnh một cách hiệu quả và an toàn. Nhờ đó cô được nhiều người biết tới và đặt niềm tin mỗi khi đến khám chữa bệnh.

Thông tin bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương khám chữa bệnh thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website: https://thoaihoacotsong.vn/. Tham khảo thêm về bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương qua địa chỉ https://thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Trình độ học vấn cao, kinh nghiệm dày dặn, hết lòng vì công việc, tận tụy với bệnh nhân, vừa đẹp người lại đẹp nết, đó là những lời nhận xét của cán bộ, đồng nghiệp và bệnh nhân khi nói về bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương - Nữ bác sĩ có gần 10 năm kinh nghiệm trong việc chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y, đem lại “ánh sáng” cho nhiều bệnh nhân.

Giải pháp chữa thoát vị đĩa đệm của bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương

Thoát vị đĩa đệm được hình thành do những chấn động xảy ra trong thời gian dài, những vòng sợi dần dần bị chun giãn, mất khả năng đàn hồi rồi đẩy phần lượng nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép vào vùng rễ thần kinh gây ra những cơn đau cho người bệnh, thậm chí là teo cơ, bại liệt nếu không chữa thoát vị đĩa đệm kịp thời và đúng cách.”

Trong thời gian công tác tại Học viện YHCT Tuệ Tĩnh cũng như nhà thuốc Tâm Minh Đường, bác sĩ Hương có rất nhiều đề tài nghiên cứu được triển khai, áp dụng trong công cuộc khám và điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm bằng Đông y. Cô được nhiều người bệnh đặt niềm tin, đồng nghiệp kính yêu, xứng đáng với tấm bằng chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh được cấp bởi Bộ Y Tế.

Nổi bật trong đó là công trình nghiên cứu phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok kết hợp với việc sử dụng bài thuốc An Cốt Nam. Với kỹ thuật châm cứu này, người bệnh có thể giải quyết được những cơn đau cấp tính chỉ sau vài lần thực hiện.

Khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng Đông y áp dụng kỹ thuật châm cứu Vladivostok kết hợp cùng bài thuốc An Cốt Nam thì người bệnh sẽ nhận được những kết quả đáng giá. Trong đó, bài thuốc An Cốt Nam chính là một trong những bí quyết để đem lại những hiệu quả vượt bậc, dứt điểm tình trạng đĩa đệm bị thoát vị nhiều năm không tái phát.

Tham khảo thêm những địa chỉ nói về bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương

www.linkedin.com/in/bs-hoang-thi-lan-huong

https://www.facebook.com/huong.hoanglan.7927

https://twitter.com/HoangThiLanHuo6

 

 

BIện pháp phòng ngừa các triệu chứng viêm họng cấp

Là một thể bệnh của viêm họng, viêm họng cấp tính thường xuất hiện đột ngột và khiến cho bệnh nhân phải gánh chịu hàng loạt những triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên hầu hết người bệnh đều khá chủ quan về thể bệnh này nên ít chú trọng đến việc điều trị dứt điểm bệnh. Vì lẽ đó mà bệnh diễn biến theo nhiều chiều hướng phức tạp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cơ bản về thể bệnh này để mọi người có cái nhìn đầy đủ hơn, từ đó có biện pháp điều trị viêm họng hạt phù hợp và hiệu quả nhất, tránh để bệnh biến chứng sang những căn bệnh khác nguy hiểm hơn.

XEm thêm: Viêm họng cấp: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị khỏi tuyệt đối

Viêm họng cấp khởi phát từ rất nhiều “thủ phạm”. Nó thường xuất hiện một cách đột ngột bới sự tác động của những yếu tố chính như vi khuẩn – vi rút, yếu tố thời tiết, sử dụng các thực phẩm lạnh, hút thuốc lá, tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay do biến chứng từ các bệnh lý viêm đường hô hấp khác…

Các triệu chứng thường gặp khi viêm họng cấp

Khi bệnh hình thành, viêm họng cấp thường mang đến cho người bệnh một loạt triệu chứng khó chịu như đau rát họng, ngứa mũi, hắt hơi, cơ thể đau nhức mỏi mệt. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ thấy có hiện tượng ngạt mũi và chảy nước trong mũi. Kèm theo đó, cơ thể người bệnh cũng có thể có hiện tượng sốt cao, ho khan, ho có đờm hoặc có cảm giác lạnh, nuốt khó, nhức đầu, cảm giác chán ăn…

Với tình trạng khô họng, rát họng khi bệnh xuất hiện ở những ngày đầu, không sớm khắc phục, viêm họng cấp tính còn có thể khiến bệnh nhân nổi hạch ở cổ. Từ đó những cơn đau ở cổ họng sẽ lan rộng lên hai bên mang tai.

Còn bề mặt niêm mạc họng lúc này có hiện tượng đỏ tấy xung huyết mà chỉ cần há miệng rồi soi gương là bệnh nhân cũng có thể tự quan sát được tình trạng này.

Các triệu chứng của viêm họng cấp có thể tồn tại trong vài ngày rồi sẽ tự hết nếu như cơ thể của người bệnh có một sức đề kháng tốt. Tuy nhiên với những trường hợp đề kháng yếu thì bệnh sẽ diễn biến theo nhiều chiều hướng phức tạp, và có nguy cơ gây nên những biến chứng như viêm thanh quản, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm họng mạn tính….

Hướng điều trị loại bỏ viêm họng cấp

Có một nguyên tắc hàng đầu trong điều trị viêm họng cấp mà mọi người cần ghi nhớ đó chính là cần xác định được nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng rồi mới áp dụng biện pháp điều trị cho phù hợp.

Ví dụ như nếu bệnh khởi nguồn từ sự tấn công của các loại vi khuẩn thì phác đồ điều trị bắt buộc sử dụng các loại thuốc kháng sinh thì mới có thể loại bỏ được tác nhân này. Trường hợp nếu bệnh nhân có thêm triệu chứng sốt, đau họng thì bệnh nhân cần được sử dụng các phương pháp chữa trị bệnh viêm họng hiện nay kết hợp thêm các loại thuốc hạ sốt, giảm đau

Biện pháp phòng ngừa viêm họng cấp hiệu quả?

Viêm họng cấp hoàn toàn có thể điều trị được dứt điểm, tuy nhiên bệnh nhân cần lựa chọn đúng phác đồ cùng với với việc có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi sao cho khoa học nhất. Cụ thể bệnh nhân cần:

Thực hiện vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên mỗi ngày, đó là những việc như đánh răng trước khi ngủ và sau khi đi ngủ, súc miệng nước muối loãng…

Có biện pháp giữ ấm cho cơ thể, nhất là những khi đi ra ngoài trong điều kiện thời tiết có nhiệt độ thấp. Khi tắm nên dùng nước ấm, khi tắm xong cần lau người trước khi mặc quần áo…

Khi làm việc hay tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn cần sử dụng khẩu trang để bảo vệ đường thở của mình.
Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường về đường hô hấp, bệnh nhân cần sớm đi khám để kịp thời phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bệnh viêm xoang sàng có triệu chứng như nào và điều trị ra sao?

Viêm xoang sàng là một thể bệnh của viêm xoang. Căn bệnh này tương đối nguy hiểm và phiền toái nếu như không được phát hiện và có biện pháp điều trị phù hợp. Trong nội dung bài viết dưới đây chúng tôi xin chia sẻ thông tin về căn bệnh này, các bạn tìm hiểu để có thông tin về bệnh, chủ động phòng tránh bệnh.

Bệnh viêm xoang sàng

 

Vị trí viêm xoang sàng là ở giữa hai mắt, nằm dưới trán và phía trên hốc mũi. Bên trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau chính là xoang sàng. Khi các xoang này bị nhiễm trùng sẽ tạo thành chứng viêm xoang sàng. Thời gian điều trị loại viêm xoang này thường lâu hơn so với những loại viêm xoang khác.

Khi bị bệnh người bệnh thường thấy nhức đầu âm ỉ ở sau gáy hay đỉnh đầu. Mủ thường có mùi hôi, không đi theo đường mũi mà thường dính ở vòng họng nên người bị viêm xoang thường cảm thấy vướng, khó chịu ở cổ họng. Bên cạnh đó kèm theo các triệu chứng như ho, mờ mắt, viêm thanh quản, viêm khí quản…

 

Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Giống như viêm xoang thông thường, viêm xoang sàng có một số triệu chứng như sau

  • Đau nhức đầu

Bệnh nhân viêm xoang sàng sau thường cảm thấy bị đau nhức ở 2 bên thái dương, đau âm ỉ ở cùng sau gáy hoặc vùng đỉnh đầu.

  • Ho, viêm họng mãn tính

Người bị viêm xoang sàng thường xuyên bị ho, ngứa rát cổ họng, khạc đờm nhiều, cổ họng bị viêm, nề đỏ, thậm chí còn có thể gây viêm thanh quản. Biểu hiện ho xuất hiện nhiều, nhất là ho kéo dài về đêm, khó thở xảy ra nhiều ở trẻ em.

  • Mắt mờ

Đây là triệu chứng phố biến ở người viêm xoang sàng. Mắt có thể bị mờ, nhòe từng lúc nhưng cũng có khi bị thường xuyên gây giảm thị lực. Với các trường hợp viêm xoang sàng nặng gây mất sức nhìn có thể phải phẫu thuật để cải thiện.

  • Một số biểu hiện khác

Ngoài các triệu chứng viêm xoang điển hình nêu trên, người bệnh có thể còn thường xuyên bị nóng sốt, cảm giác khó chịu….

Cách điều trị viêm xoang sàng

Khi có các dấu hiệu viêm xoang sàng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuẩn đoán để có biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, điều trị viêm xoang sàng có thể điều trị bằng Đông Y hoặc Tây Y.

  • Đối với Tây y: ở thể nhẹ có thể điều trị bằng một số loại kháng sinh. Còn ở thể nặng, sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bệnh nhân cần các thuốc làm loãng dịch tiết giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh…
  • Đối Đông y: Bệnh nhân có thể tham khảo các bài thuốc chữa viêm xoang từ Đông Y như chữa viêm xoang bằng tỏi, gừng, hoàng bá, hoa ngũ sắc… Mỗi loại nguyên liệu này có những công dụng cũng như cách dùng riêng khác nhau nhưng đều giúp trị viêm xoang sàng hiệu quả…

Một số thông tin chia sẻ về bệnh viêm xoàng sàng và cách điều trị. Hi vọng những thông tin trên hữu ích cho các bạn.

Bệnh viêm xoang sàng triệu chứng và cách điều trị

Viêm xoang sàng là một dạng bệnh của bệnh viêm xoang. Việc nhận biết những biểu hiện của viêm xoang sàng để có những biện pháp điều trị viêm xoang sàng là điều cần thiết, giúp bạn tránh được những phiền toái của bệnh tác động lên công việc và cuộc sống.

 

Tìm hiểu về bệnh viêm xoang sàng

Như chúng ta đã biết, Viêm xoang là một bệnh xảy ra do viêm các xoang cạnh mũi, chủ yếu là do nhiễm trùng. Ban đầu bệnh ở giai đoạn cấp tính nếu không được chữa trị sẽ thường xuyên tái phát và chuyển thành viêm xoang mãn tính. Thông thường viêm xoang có các dạng thường gặp là viêm xoang trán, viêm xoang hàm, viêm xoang sàng, viêm xoang bướm,…

Vị trí của xương sàng ở giữa hai mắt, nằm dưới trán và phía trên hốc mũi. Bên trong xương sàng có 4 hang rỗng thông với nhau chính là xoang sàng. Khi các xoang này bị nhiễm trùng sẽ tạo thành chứng viêm xoang sàng. Thời gian điều trị viêm xoang sàng kéo dài lâu hơn so với những bệnh viêm xoang khác.

Khi mắc bệnh viêm xoang sàng, người bệnh thường cảm thấy nhức đầu âm ỉ ở sau gáy hay đỉnh đầu. Mủ thường có mùi hôi, không đi theo đường mũi mà thường dính ở vòng họng nên người bị viêm xoang thường cảm thấy vướng, khó chịu ở cổ họng; đồng thời cũng gây ra các triệu chứng như ho, đau rát họng, có thể gây mờ mắt, giảm thị lực, viêm thanh quản… hoặc viêm khí, viêm phế quản mạn đối với người cao tuổi.

Triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng thường giống với bệnh viêm xoang thông thường. Bạn nên để ý cơ thể, nếu như có những dấu hiệu dưới đây, hãy tới gặp bác sỹ để được khám và có biện pháp điều trị viêm xoang sàng ngay nhé.

Đau nhức đầu

Đối với người bệnh viêm xoang sàng sau thường cảm thấy bị đau nhức ở 2 bên thái dương, đau âm ỉ ở cùng sau gáy hoặc vùng đỉnh đầu. Nguyên nhân là do các lỗ xoang sau thông với mũi, khi dịch nhầy (mủ) đặc tắc nghẽn gây đau nhức. Dịch này không chảy được ra đường mũi mà chảy xuống họng khiến người bệnh thường xuyên phải khạc nhổ gây vướng vúi và khó chịu ở cổ họng. Một số triệu chứng khá giống với bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên bệnh viêm xoang sàng nguy hiểm và có những dấu hiệu nặng hơn viêm mũi. Có nhiều người khi gặp một số triệu chứng này thì chỉ đơn thuần nghĩ mình đã mắc viêm mũi dị ứng theo mùa mà không hề phòng vệ với căn bệnh viêm xoang.

Ho, viêm họng mãn tính

Thường xuyên bị ho, ngứa rát cổ họng, khạc đờm nhiều, cổ họng bị viêm, nề đỏ, thậm chí còn có thể gây viêm thanh quản (ở người cao tuổi có thể bị viêm phế quản mãn tính). Biểu hiện ho xuất hiện nhiều, nhất là ho kéo dài về đêm, khó thở xảy ra nhiều ở trẻ em. Nguyên nhân của tình trạng này là do khi bị viêm xoang sàng, mủ xoang không chảy ra mũi mà chảy thẳng xuống đọng lại ở thành họng gây nhiễm khuẩn. Bên cạnh đó việc thường xuyên khạc nhổ, khịt mũi gây đau rát, sưng đỏ.

Mắt mờ

Đây cũng là biểu hiện thường thấy ở người bệnh viêm xoang sàng. Mắt có thể bị mờ, nhòe từng lúc nhưng cũng có khi bị thường xuyên gây giảm thị lực. Với các trường hợp viêm xoang sàng nặng gây mất sức nhìn có thể phải phẫu thuật để cải thiện.

Một số biểu hiện khác

Ngoài các triệu chứng viêm xoang điển hình nêu trên, người bệnh có thể còn thường xuyên bị nóng sốt, cảm giác khó chịu

Cách điều trị viêm xoang sàng

Để điều trị có hiệu quả bệnh viêm xoang sàng, bạn nên đến các cơ sở y tế gần nơi mình sống để nhận được những lời khuyên tốt nhất từ các bác sỹ.

Đối với Tây y, người bệnh có thể điều trị viêm xoang sàng bằng cách sử dụng một số loại kháng sinh nếu như bệnh mởi ở giai đoạn đầu. Với các trường hợp nặng, ngoài kháng sinh người bệnh cần sử dụng thêm một số loại thuốc điều trị viêm mũi dị ứng khác theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra bệnh nhân có thể sử dụng thêm các thuốc làm loãng dịch tiết giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh ra ngoài.

Về đông y, từ lâu trong dân gian cũng đã có rất nhiều các bài thuốc chữa viêm xoang sàng từ các nguyên liệu tự nhiên như tỏi, gừng, hoàng bá, hoa ngũ sắc… Mỗi loại nguyên liệu này có những công dụng cũng như cách dùng riêng khác nhau nhưng đều giúp trị viêm xoang sàng hiệu quả. Hoặc người bệnh có thể dùng thêm các phương pháp như xông lá hay chườm nóng để giảm đau.